Fapturbo 2 Review

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Update thành tích IB (Tháng 3)

Lần rút tiền gần nhất vào ngày 28/2/2011. Khi đó account đã Reset trở lại vạch xuất phát.
Tổng kết 1 tháng hoạt động:
cau+Direct Clients:5
+New IBs: 3
+Doanh thu: Gần 1000$
Tham khảo tình hình của các chiến sĩ Môi giới chứng khoán:
Bài 1: Nỗi niềm môi giới mùa... “đói góp”
(InfoTV) - “Thị trường lao dốc, các khoản đầu tư của bản thân lỗ nặng, lương không tăng, các khoản thưởng, hoa hồng hầu như rất ít, trong khi đó sàn OTC gần như đóng băng” - một môi giới có thâm niên trên thị trường vẽ ra những gam màu tối trong bức tranh hoạt động của mình.
Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, những biến động lớn trên thị trường đã tác động mạnh mẽ đến các chủ thể tham gia, mà các môi giới được ví như những người đứng nơi đầu sóng, ngọn gió.

T.H. Nam, nhân viên môi giới tại một CTCK lớn tại Hà Nội cho biết, khoản thu nhập của anh trong tháng 7 chỉ bằng 1/2 so với tháng trước và nguy cơ trong tháng 8 sẽ còn thấp hơn. Điều này rất dễ hiểu bởi Công ty trả lương theo doanh số môi giới, trong khi thị trường chưa biết đâu là đáy và NĐT chọn cách đứng ngoài không giao dịch. Trước đây, thu nhập của Nam lên đến gần 100 triệu đồng/tháng trong thời điểm thị trường giao dịch sôi động, nhưng hiện chỉ còn chưa được 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, các khoản đầu tư của anh bay biến theo thị trường mới là nỗi ám ảnh lớn nhất. Nam cho biết, công ty anh đang tính đến việc cho một số môi giới tạm nghỉ vì làm việc không hiệu quả.

Chị Mai, một môi giới đã có thâm niên 7 năm thì than thở, "làm môi giới đúng là nghề lên voi xuống…". Cụm từ "no dồn, đói góp" quả là rất trúng để nói đến hoạt động của các broker, bởi khi thị trường hưng thịnh, ngoài lương, bổng cao, còn có khoản lợi nhuận từ việc đầu tư, ngược lại, khi thị trường xuống dốc, tất cả mọi khoản đều giảm, thậm chí "âm".

Là người đứng trong guồng quay của thị trường, ngoài chức năng tư vấn cho khách hàng, các môi giới khó cưỡng được những cơn say đầu tư, nên khi thị trường đi xuống cũng là người chịu nhiều áp lực nhất.

Áp lực vì khoản lỗ chình ình trước mắt, áp lực với khách hàng vì những cổ phiếu mình tư vấn phải giải chấp. Đặc biệt, trong thời gian qua, phong trào đầu tư theo cổ phiếu "làm giá" rộ lên và chính những cổ phiếu này sụt giảm mạnh nhất.

Dẫu ai cũng biết đầu tư chứng khoán thì phải chịu rủi ro nhưng đứng trước khoản tiền cứ ngày một bốc hơi, nhiều khách hàng đôi khi đã không kiềm chế được, quay sang trách móc các nhân viên môi giới "sao em lại tư vấn mua cổ phiếu này mà không phải là cổ phiếu kia?", rồi "sao em không bảo anh/chị cut loss sớm?"...

Và hơn nữa là áp lực về việc phải "thức tỉnh" các tài khoản đang nằm im, nhưng với diễn biến của thị trường như hiện nay, nếu khuyên khách hàng giao dịch thì tự mình thấy day dứt, thấy vi phạm "đạo đức nghề nghiệp", mà đứng yên thì chịu áp lực về doanh số với CTCK… Thị trường đang thử thách một cách ghê gớm sức chịu đựng của các broker.

Về vấn đề thu nhập, giám đốc một CTCK cho biết, để đảm bảo duy trì đội ngũ nhân sự, công ty có thể sẽ phải cắt giảm thu nhập của nhân viên, khoảng 20 - 30% so với trước đây. Đại diện một CTCK lớn tại Hà Nội, mỗi CTCK có những chính sách riêng về nhân sự. Khi thị trường lình xình thì Công ty sẽ tập trung đào tạo nhân sự, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên. Thị trường có lúc thịnh, lúc suy, nhưng nhìn một cách tổng thể thì vấn đề giữ chân người tài là hết sức quan trọng, nhất là các broker giỏi.

Broker đã từng được xem là nghề thời thượng khi có thu nhập thuộc hàng cao nhất trong xã hội và thu hút hàng nghìn người hành nghề môi giới chuyên nghiệp hoặc không chuyên. Đây cũng là một nghề ngoài kiến thức, đòi hỏi tính trung thực, biết lắng nghe và bản lĩnh đương đầu với thị trường khi xảy ra các biến cố. Khi TTCK phát triển mạnh cũng là thời điểm các CTCK bước vào cuộc chạy đua tìm kiếm các broker "đẳng cấp", nhiều CTCK đã phải làm đủ mọi chiêu để "câu kéo" broker tài giỏi như trả lương hậu hĩnh, thưởng cổ phiếu… Điều này trái với thực tế hiện nay, khi thị trường sụt giảm đáng kể, giá trị giao dịch thấp…, các broker bị đặt vào một vị thế khác.

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường có 105 CTCK đang hoạt động. CTCK nào không có những hợp đồng tư vấn, bảo lãnh phát hành mà chỉ trông vào doanh thu từ phí môi giới và tự doanh đều rơi vào tình thế rất khó khăn. Còn với các NĐT, điều mà họ trông đợi các broker là không chỉ có trình độ cao, mà đạo đức kinh doanh, lòng nhiệt tình cũng như thái độ ứng xử với nhà đầu tư sẽ ngày càng được nâng cao. TTCK đang có diễn biến không thuận lợi, nhưng ở khía cạnh nào đó, đây cũng là dịp để CTCK tái cơ cấu lại đội ngũ nhân sự, chuẩn bị nhân lực tốt cho những bước phát triển tiếp theo.
Địa chỉ bài viết:
http://www.infotv.vn/chung-khoan/phan-tich-binh-luan/48628-noi-niem-moi-gioi-mua-doi-gop
Bài 2: Môi giới chứng khoán 'xuống giá'
Ngồi chơi dài, lương kinh doanh bị cắt, nguy cơ mất việc treo lơ lửng… là tình trạng xảy ra với bộ phận môi giới của nhiều công ty chứng khoán.
Đầu năm 2010, môi giới chứng khoán là một nghề hot dành cho các bạn trẻ. Chỉ mới làm hơn một năm, một số bạn trẻ 8x đã có biệt thự, xe hơi khủng và nhiều tỷ đồng trong ngân hàng. Chỉ riêng mức phí được chia hằng tháng với công ty chứng khoán, nhiều môi giới đã được lĩnh số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Thế nhưng, tình hình đã thay đổi trong vài tháng gần đây. Cùng với sự tụt dốc thê thảm của thị trường chứng khoán, nhiều khách hàng VIP tạm ngừng giao dịch, sóng cổ phiếu ít.
Giá trị giao dịch mỗi phiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM chỉ còn trung bình 600-700 tỷ đồng, chưa bằng 50% so với lúc cao điểm của năm 2010. Điều này dẫn tới thu nhập của các môi giới chứng khoán giảm nghiêm trọng cả về phí cũng như lợi nhuận từ đầu tư.
Thu – môi giới VIP của một công ty chứng khoán tại Hà Nội cho biết, mấy tháng gần đây, phí tối thiểu thu từ khách hàng của cô không đạt chỉ tiêu, lương cứng bị trừ. Đối với nhiều nhân viên môi giới hưởng lương cố định , phần lương kinh doanh cũng không còn. “Trong ngành chứng khoán, nếu không có lương kinh doanh, thu nhập cứng còn lại của nhân viên là khá thấp so với ngành tài chính nói chung”, Thu tiết lộ.
Nhân viên này cho biết, nếu mặt bằng của các ngân hàng là trên 5 triệu đồng lúc khởi điểm thì một nhân viên cứng ngành chứng khoán, có kinh nghiệm vài năm ở một công ty cỡ vừa cũng chỉ tương đương. Với người mới vào, lương chỉ khoảng 3-3,5 triệu đồng và đang có nguy cơ bị cắt bớt.
Nguyễn Hùng, nhân viên môi giới một công ty chứng khoán có trụ sở tại TP HCM tâm sự, năm 2008, làn sóng sa thải lan khắp nơi khi thị trường khủng hoảng.
Đầu năm nay, nguy cơ này đang quay trở lại khi tình trạng môi giới “ngồi chơi xơi nước” đang diễn ra tại hầu hết các công ty. Doanh thu từ môi giới không đáng kể, tư vấn thì không có hợp đồng do ít công ty có thể phát hành vào thời điểm hiện tại, các công ty chứng khoán đang thấy “bóng ma” của khủng hoảng 2008.
Anh bộc bạch: “Các ngành khác thấy nhộn nhịp tăng lương để bù đắp trượt giá, còn mình chỉ mong giữ được chỗ làm và lương hiện tại là còn may. Giờ công ty đang khó khăn thế này, đòi hỏi những việc khác là không tưởng”.
Trong khi đó, tổng giám đốc một công ty chứng khoán lớn nói vui: “Ngành này hơi ngược đời với xã hội. Người ta thì lo tăng giá, còn mình thì lo giảm; người ta tăng lương thì mình giảm người làm…”. Ông này cho biết, những công ty lớn sẽ phải tái cơ cấu lại bộ phận môi giới hoặc giảm bớt nhân sự để tiết kiệm chi phí.
Lãnh đạo một công ty tại Hà Nội tiết lộ, sẽ áp dụng chính sách khoán cho bộ phận môi giới sau một thời gian dài không thực hiện. Nguồn tin từ một công ty chứng khoán cỡ vừa cho biết, họ đang cân nhắc việc cơ cấu lại bộ phận môi giới với việc chỉ để một phần nhỏ nhân viên hưởng lương cứng, còn lại chuyển sang vận hành theo doanh thu. Nếu thị trường xuống dốc như hiện nay thì công ty sẽ không phải trả lương hoặc trả rất thấp.
Chị Hương, vừa tới làm tại một công ty chứng khoán mới than thở: “Suốt ngày ngồi vêu mặt, chẳng có việc gì làm, đi mời khách hàng thì bị đuổi như tà bởi họ cũng đang lỗ nặng. Nhận lương cũng thấy chán mà chưa biết làm thế nào với tình cảnh hiện nay”.

Địa chỉ bài viết:
http://cafef.vn/2011031402563612CA31/moi-gioi-chung-khoan-xuong-gia.chn
Bài 3: Giai nhân chứng khoán
Người đẹp luôn là tâm điểm trong bất kỳ lĩnh vực nào và chứng khoán không phải ngoại lệ. Chính vì điều này một số công ty chứng khoán đã có chủ trương tuyển nữ nhân viên môi giới có ngoại hình đẹp.
Cho đến trước năm 2008, hầu như các công ty chứng khoán không chú trọng đến vấn đề ngoại hình của nhân viên. Đây là giai đoạn sơ khởi của thị trường, nhà đầu tư cứ chơi là thắng. Nhưng kể từ năm 2008, khi chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư thua lỗ rút khỏi thị trường, công ty chứng khoán lúc bấy giờ mới tính đến chuyện tìm và giữ khách hàng.
Một công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài được xem là tiên phong trong việc cải thiện hình ảnh của bộ phận môi giới. Hầu hết vị trí giao tiếp với khách hàng tại công ty đều do phái yếu đảm nhận với tác phong, trang phục rất chuyên nghiệp. Sang năm 2009, khi thị trường chứng khoán phục hồi, các công ty chứng khoán bắt đầu chú trọng hơn hoạt động môi giới, lúc này các bóng hồng môi giới mới thật sự xuất hiện.
Môi giới xinh đẹp cũng có nỗi khổ riêng.
Môi giới xinh đẹp cũng có nỗi khổ riêng.
Trong những công ty chứng khoán có nhiều môi giới có sắc vóc, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm áp đảo. Nguyên do là tại thị trường nước ngoài, sức hút của các môi giới có sắc vóc rất lớn nên nhiều tổ chức muốn đưa ý tưởng này vào Việt Nam. Điểm nữa do các công ty chứng khoán có yếu tố nước ngoài xuất hiện khá muộn nên phải tiếp thị hình ảnh thật tốt mới mong thu hút được khách hàng.
Mặc dù vậy, ngoại hình không phải là tiêu chí hàng đầu của một nhân viên môi giới. Ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc khối môi giới công ty chứng khoán MHB, cho rằng với đặc thù công việc thường xuyên giao tiếp với khách hàng, sự năng động, khéo ăn nói là những tiêu chí đầu tiên. Sau đó là nền tảng chuyên môn tốt, khả năng thuyết phục khách hàng rồi mới đến ngoại hình. Điều này không có nghĩa ngoại hình không quan trọng, nhưng nếu chỉ có ngoại hình, thiếu các tiêu chí còn lại thì cũng “vứt”.
Chị Tâm đang làm ở bộ phận lưu ký một công ty chứng khoán lớn kể chị vốn là một trong những môi giới con cưng của công ty nhờ có chuyên môn tốt và ngoại hình khá. Nhưng càng kiếm được nhiều khách hàng, chị càng được giao nhiều việc hơn, thành thử sinh ra áp lực. Nhiều khách hàng thấy môi giới có chút sắc vóc đã nảy sinh những ý định không nghiêm túc, hết nhắn tin rồi lại gọi điện mời đi chơi, hứa mở tài khoản nhưng chỉ hứa cuội. Biết, nhưng từ chối không dễ vì không khéo sẽ mang tiếng “chảnh”. Sau khi lập gia đình, phải đặt việc chăm sóc chồng con, không thể đi nhiều như trước, chị quyết định lui về phía sau.
Là một nhân viên môi giới khách VIP, ngoài thu nhập khá ổn định, chị Lan lại có những nỗi khổ riêng. Khi mới vào công ty, chị bị nói sau lưng là “gà” của sếp nên mới được “điều” về đây để làm việc. Đến khi mang về hàng loạt tài khoản lớn cho công ty, chị lại bị nghi ngờ dùng nhan sắc đánh đổi chứ chuyên môn nào có gì hay. Nhiều khách hàng nói nửa đùa nửa thật với chị “em xinh quá, giao tài khoản của anh cho em quản lý, vợ anh thế nào cũng ghen...”, “cứ ngồi nhìn em anh không thể nào tập trung theo dõi thị trường...”.
Kim, Giám đốc chi nhánh một công ty chứng khoán lớn tại Nha Trang, cho biết anh cũng chủ trương tuyển nhân viên nữ có sắc vóc. Tuy nhiên ngoài những cái lợi, anh gặp không ít chuyện dở khóc dở cười. Nhiều khách hàng nhỏ to với nhau nhân viên nữ ở đây xinh thế, nhưng nhan sắc tỷ lệ nghịch với trí tuệ, nên chắc chuyên môn không tốt mới phải lấy ngoại hình bù vào. Đau đầu hơn nữa là chuyện ghen tuông. Đầu tiên chính là bà xã anh với lập luận đàn ông ở cạnh gái đẹp không xiêu lòng thì... không phải đàn ông, nên kiểm soát rất chặt. Mỗi lần có việc về nhà trễ thể nào cũng bị lườm, hay nói bóng gió, điện thoại thường xuyên bị kiểm tra. Đó là chưa kể nhiều lúc bạn trai của nhân viên nữ điện thoại tới mắng vốn về chuyện “sao cứ gọi điện làm phiền người yêu của tôi”.
Ông Phạm Linh, Tổng giám đốc công ty chứng khoán Quốc Tế, kết luận: “Một môi giới tốt là người đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhất. Và sự gắn bó giữa nhà đầu tư và môi giới là mối quan hệ lâu dài chứ không phải theo kiểu mua đứt bán đoạn. Chính điều này nên môi giới có ngoại hình chỉ là yếu tố ban đầu. Có một đội ngũ môi giới xinh đẹp và chuyên môn tốt là điều công ty chứng khoán nào cũng mong muốn. Nhưng chỉ nên xem tiêu chí ngoại hình là “hương hoa”, thay vì chú trọng rồi bỏ quên những điều cốt yếu khác”.