Fapturbo 2 Review

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ D/P – Documentary Collection



Là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 02 loại

- Nhờ thu trả ngay D/P: (Documents against payment): Bên nhập khẩu phải thanh toán ngay khi nhận chứng từ

- Nhờ thu trả chậm D/A: (Documents against acceptance): Phương thức này cho phép người mua không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán(người xuất khẩu). Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận

( 1) ký kết hợp đồng mua bán trong đó khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ

(2) Nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá

(3) Nhà xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu

(6) Nhà nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách:

Thanh toán ngay bằng hối phiếu, séc hay kỳ phiếu

Hoặc phát hành kỳ phiếu hay giấy nhận nợ

(7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập khẩu

(8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận hay giấy nợ cho ngân hàng nhờ thu

(9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận hay giấy nợ cho nhà xuất khẩu

Lợi ích đối với các bên

- Nhà xuất khẩu

Nhà XK chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ dc trao cho nhà NK ngay sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán

- Nhà nhập khẩu

Nhà NK dc kiểm tra bộ chứng từ trc khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán

Đối với D/A nhà NK dc sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu

- Đối với 2 ngân hàng:

Có thu nhập từ phí nhờ thu

Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác

Rủi ro

- Nhà xuất khẩu

Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà XK chịu

Nhà NK khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trc. Nhà XK có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian

- Nhà nhập khẩu

Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại ( nhà XK lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ

- Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận dc tiền từ NH thu hộ thì NH nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà XK

- Ngân hàng thu hộ: nếu NH này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trc khi nhà NK chấp nhận thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như nhà NK ko nhận chứng từ và không thnah toán

==> Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này dảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm