Fapturbo 2 Review

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Câu hỏi ôn tập Thanh Toán Quốc Tế

TTQT-Ubanks

CÂU HỎI ÔN TẬP THANH TOÁN QUỐC TẾ
Câu 3: Tại sao hợp đồng kỳ hạn là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
Ví dụ: Một nhà nhập khẩu Việt Nam phải thanh toán cho nhà xuất khẩu 100.000 USD trong 3 tháng tới.
Để tránh rủi ro trong trường hợp USD tăng giá trong thời gian 3 tháng tới thì ngay bây giờ nhà nhập khẩu VN có thể mua số USD cần thiết theo hợp đồng kỳ hạn 3 tháng.

Giả sử tỷ giá kỳ hạn 3 tháng tại thời điểm này được yết tại ngân hàng là USD/VND=15.450. Thì như vậy để có 100.000 USD nhà nhập khẩu VN sẽ trả cho ngân hàng 1.545.000.000 VND ở thời điểm 3 tháng tới cho dù tỷ giá thực tế ở thời điểm đó là bao nhiêu.
Câu 4: So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai?
Giống nhau: - Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, ngày chuyển giao ngoại tệ…
- Việc thanh toán hàng ngày các cuộc cá cược đối với hợp đồng tương lai có nghĩa là mỗi hợp đồng tương lai tương đương với việc mỗi ngày ký kết một hợp đồng kỳ hạn và thanh toán từng hợp đồng kỳ hạn trước khi ký kết một hợp đồng mới. Ngày ký kết hợp đồng và ngày giá trị của các hợp đồng kỳ hạn là trùng nhau.
Khác nhau:

Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng tương lai
Các đồng tiền giao dịch
Tất cả các đồng tiền.
Chỉ giới hạn cho 1 số ngoại tệ.
Trị giá hợp đồng
Không được tiêu chuẩn hóa, số lượng giao dịch được người mua và người bán thỏa thuận.
Được tiêu chuẩn hóa và không thương lượng được.
Địa điểm giao dịch
Phi tập trung, người mua và người bán giao dịch với nhau bằng các phương tiện thông tin.
Tập trung tại các sở giao dịch, các thành viên giao dịch với nhau theo phương thức mặt đối mặt.
Ngày giá trị
Bất cứ ngày làm việc nào tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.
Vào ngày thứ 4, tuần thứ 3 của các tháng 3, 6, 9, 12.
Thời hạn
Không giới hạn tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.
Tối đa là 12 tháng.
Rủi ro
Do không thanh toán hàng ngày nên rủi ro rất lớn nếu như 1 bên tham gia hợp đồng không thực hiện hợp đồng.
Nhờ có thanh toán hằng ngày nên rất ít rủi ro.
Thanh toán
Không có thanh toán trước ngày hợp đồng đến hạn.
Thanh toán hằng ngày bằng cách ghi nợ (có) vào tài khoản ký quỹ của người nắm giữ hợp đồng.
Sự biến động của tỷ giá hàng ngày
Không có giới hạn, tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường.
Mức biến động tỷ giá hằng ngày có thể được giới hạn bởi sở giao dịch.

Câu 5: Hợp đồng tương lai và phòng ngừa rủi ro. Cho ví dụ.
Hợp đồng tương lai: Là một sự thỏa thuận về việc mua, bán một số lượng ngoại tệ nhất định trong tương lai tại một mức tỷ giá cố định.
Có hai cách phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai:
- Short hedge: Doanh nghiệp nắm giữ tài sản và muốn bán nó vào 1 thời điểm trong tương lai, hoặc DN chưa nắm giữ tài sản ở hiện tại nhưng sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản đó trong tương lai và muốn bán nó.
VD: Ngày 15/5/2009 1 doanh nghiệp sản xuất cà phê VN ký với đối tác nước ngoài hợp đồng xuất khẩu 1 triệu tấn cà phê, trong 3 tháng tới sẽ giao hàng tức là ngày 15/8/2009. Giá áp dụng trong hợp đồng là 18,75 USD/tấn.
            + Nếu giá giao ngay thực tế trên thị trường vào thời điểm 15/8/2009 là 17,50 USD/tấn:
            Doanh thu của doanh nghiệp= 17,50 x 1 triệu = 17.500.000 USD.
            Lãi = (18,75 – 17,50)x 1 triệu = 1.250.000 USD.
            Tổng doanh thu= 17.500.000 + 1.250.000 = 18.750.000 USD.
            + Nếu giá giao ngay thực tế trên thi trường vào thời điểm 15/8/2009 là 19,50 USD/tấn:
Doanh thu của doanh nghiệp= 19,50 x 1 triệu = 19.500.000 USD.
            Lỗ = (19,50 – 18,75)x 1 triệu = 750.000 USD.
            Tổng doanh thu= 19.500.000 - 750.000 = 18.750.000 USD.
- Long hedge: Trong tương lai doanh nghiệp phải mua 1 số lượng tài sản nào đó.
VD: 1 doanh nghiệp VN cần nhập khẩu 100.000 pound đồng vào thời điểm 3 tháng tới để sản xuất, tức là ngày 15/8/2009. Doanh nghiệp ký hợp đồng tương lai mua 100.000 pound đồng thời hạn 3 tháng với giá thực hiện là 1,20 USD/1 pound với nhà xuất khẩu nước ngoài.
+ Nếu giá giao ngay thực tế trên thị trường vào thời điểm 15/8/2009 là 1,25 USD/1 pound:
            Lãi = (1,25 – 1,20)x 100.000 = 5.000 USD.
Chi phí nhập khẩu = 1,25 x 100.000 = 125.000 USD.
            Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu = 125.000 - 5.000 = 120.000 USD.
+ Nếu giá giao ngay thực tế trên thị trường vào thời điểm 15/8/2009 là 1,05 USD/1 pound:
            Lỗ = (1,20 – 1,05)x 100.000 = 15.000 USD.
Chi phí nhập khẩu = 1,05 x 100.000 = 105.000 USD.
            Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải chịu = 105.000 + 15.000 = 120.000 USD.
Nhờ hợp đồng tương lai mà doanh nghiệp sẽ cố định và biết được doanh thu của mình là bao nhiêu, cho dù giá cà phê trên thị trường có biến động.
Câu 6: Tại sao quyền chọn là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá?
- Quyền chọn là quyền nhưng không bắt buộc, mua hoặc bán tài sản tài chính hoặc hàng hóa cơ sở trong thời hạn hiệu lực hay ngày đến hạn.
- Quyền chọn tiền tệ là quyền, chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán một đồng tiền này với đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất định.
Quyền chọn mua:
VD: Công ty A mua quyền chọn mua 100.000 USD, kỳ hạn 6 tháng, phí 100 VND/1 USD, tỷ giá hợp đồng USD/VND = 17.500. Giả sử có 3 trường hợp sau:

Tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn

17.000
17.500
18.000
Giá giao ngay tại ngày đáo hạn
1.700 triệu
1.750 triệu
1.800 triệu
Giá thực hiện
1.750 triệu
1.750 triệu
1.750 triệu
Phí quyền chọn
10 triệu
10 triệu
10 triệu
Lãi (lỗ)
Không thực hiện
(10)
40

- Trường hợp 1: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 17.000. Công ty không thực hiện quyền chọn, nên lỗ phí 10 triệu.
- Trường hợp 2: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 17.500. Công ty có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn, vì nếu thực hiện hay không thì vẫn lỗ khoảng phí là 10 triệu.
- Trường hợp 3: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 18.000. Công ty thực hiện quyền chọn, lãi 40 triệu.
Quyền chọn bán:
VD: Công ty B mua quyền chọn bán 100.000 EUR, kỳ hạn 3 tháng, phí 200 VND/1 EUR, tỷ giá hợp đồng EUR/VND = 16.500. Giả sử có 3 trường hợp sau:

Tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn

16.000
16.500
17.000
Giá giao ngay tại ngày đáo hạn
1.600 triệu
1.650 triệu
1.700 triệu
Giá thực hiện
1.650 triệu
-
Không thực hiện
Phí quyền chọn
20 triệu
20 triệu
20 triệu
Lãi (lỗ)
(30 triệu)
20 triệu
20 triệu
- Trường hợp 1: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 16.000. Công ty B thực hiện quyền chọn bán , nên lãi 30 triệu.
- Trường hợp 2: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 16.500. Công ty có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn bán, vì nếu thực hiện hay không thì vẫn lỗ khoảng phí là 20 triệu.
- Trường hợp 3: tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn là 17.000. Công ty không thực hiện quyền chọn bán. Vì nếu công ty bán trên thị trường trao ngay sẽ có lợi hơn.
Câu 8: Các phương thức thanh toán? Trang 49 giáo trình thầy Lộc
Câu 9: D/P và D/A là gì? Đặc điểm của hình thức thanh toán này?
- D/A: Bộ chứng từ / chấp nhận thanh toán. Nhà XK thông qua nhân hàng của mình gửi bộ chứng từ nhờ thu đến ngân hàng của nhà NK. Nhà NK ký chấp nhận thanh toán và nhận bộ chứng từ.
DA : Document against Acceptance , ngân hàng giao chứng từ và buộc bạn ký hối phiếu chấp nhận và cam kết thanh tóan sau 1 thời hạn nào đó , thời hạn này ghi sẵn trên hối phiếu do ngân hàng bên bán lập ra.
- D/P: Bộ chứng từ / thanh toán. Nhà XK thông qua nhân hàng của mình gửi bộ chứng từ nhờ thu đến ngân hàng của nhà NK. Nhà NK thanh toán tiền hàng và nhận bộ chứng từ.
DP : Document against Payment, ngân hàng chỉ giao chứng từ khi bạn thanh tóan ngay hối phiếu.
Câu 10: Sự khác biệt giữa L/C trả ngay và L/C trả chậm?

L/C trả ngay
L/C trả chậm
Ngày thanh toán
Ngay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng.
Diễn ra chậm so với ngày chứng từ được chuyển tới ngân hàng.
Lợi thế
Người nhập khẩu chịu trách nhiệm thanh toán khi chứng từ gửi đến ngân hàng phát hành.
Người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn do đó người nhập khẩu có thời gian bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
Gia thanh toán hợp đồng
Giá thanh toán L/C trả ngay sẽ thấp hơn hơn L/C trả chậm.
Người xuất khẩu phải chịu các chi phí tài chính trong thời gian trả chậm, nên giá thanh toán L/C trả chậm sẽ cao hơn L/C trả ngay.

Câu 11: Điện SWIFT là gì? Vài thông tin về hoạt động/ sản phẩm của tổ chức SWIFT?
SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận. Mục đích là giúp các ngân hàng trên thế giới, tất nhiên phải là thành viên của SWIFT, chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin cho nhau. Mỗi thành viên được cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Các thành viên trao đổi thông tin/chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
SWIFT trong tiếng Anh viết tắt cho, Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication, trong tiếng Việt có nghĩa là, Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn thế giới. SWIFT cung cấp (a) các dịch vụ truyền thông an ninh và (b) phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính.
Câu 12: Bộ chứng từ hàng hóa bao gồm những chứng từ chủ yếu gì?
-          Hóa đơn thương mại.
-          Vận đơn đường biển.
-          Phiếu đóng gói.
-          Giấy chứng nhận xuất xứ.
-          Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng.
-          Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa.
-          Bảo hiểm đơn.
-          Giấy chứng nhận vệ sinh.
-          Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
-          Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
-          Tờ khai hải quan.
Câu 13: Vận đơn là gì? Ký hậu vận đơn để làm gì?
Vận đơn là gì: Vận đơn là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hóa do người vận chuyển cấp cho người gởi hàng.
Ký hậu vận đơn để làm gì: là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hóa nêu trong chứng từ đó cho người được xác định.
Câu 14: Nghiệp vụ phát hành thư bảo lãnh nhận hàng?
Bảo lãnh nhận hàng:
Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng trước khi nhận được bộ chứng từ vận chuyển và cho bất kỳ một lí do nào khác như thay thế vận đơn đường biển cũ đã bị thất lạc.
Bảo lãnh nhận hàng thường được phát hành kèm với Thư tín dụng.
Bảo lãnh nhận hàng là sự bảo đảm từ phía ngân hàng ( sau khi đã ký kết với người mua/ nhà nhập khẩu ) cho Công ty vận chuyển hoặc Nhà xuất khẩu cho việc giao hàng hóa mà chưa cần xuất trình vận đơn đường biển.
Hồ sơ bảo lãnh
-          Đơn xin bảo lãnh
-          Hợp đồng mua bán / Hợp đồng bảo hành… ( bản gốc )
-          Hồ sơ dự thầu & thông báo mời thầu
-          Giấy tờ đảm bảo cho ngân hàng.
Riêng đối với Bảo lãnh nhận hàng cần thêm:
-          Giấy yêu cầu ký hậu vận đơn ( nếu bộ chứng từ về khách hàng )
-          Thông báo hàng đến của Hải quan/hãng vận tải ( nếu có )
-          Bộ chứng từ giao hàng bản sao ( trong trường hợp bảo lãnh)
-          Bộ chứng từ giao hàng bản gốc ( trong trường hợp ký hậu vận đơn ).
Điều kiện bảo lãnh
-          Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật. Có trụ sở giao dịch (đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân);
-          Mục đích đề nghị ngân hàng bảo lãnh là hợp pháp;
-          Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được ngân hàng bảo lãnh trong thời hạn cam kết;
-          Có bảo đảm hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh(bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật);
-          Trường hợp khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì các điều kiện nêu trên phải tuân thủ theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: Khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu của Ngân hàng) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn (có sao y bản chính của đơn vị).
Lệ phí bảo lãnh
Phát hành thư bảo lãnh
- Miễn ký quĩ hoặc ký quỹ dưới 100% trị giá
2%/năm
110.000đ
- Ký quĩ 100% trị giá
1%
110.000đ

Câu 15: Séc du lịch?
Séc du lịch: Là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong và ngoài nước. Thời gian hiệu lực của séc du lịch là vô hạn nên rất thuận tiện trong du lịch.
Là một loại séc quốc tế, bao gồm 5 loại đơn vị tiền tệ: USD, EUR, AUD, CAD, JPY. Chúng được in sẵn mệnh giá và được chấp nhận ở phần lớn các quốc gia trên thế giới.
USD
50
100

500
1.000
EUR
50
100
200
500

AUD
50
100
200


CAD
50
100

500

JPY

10.000
20.000
50.000

Tại một số nước phát triển, séc du lịch có giá trị thanh toán như tiền mặt. Người mua séc du lịch có thể quy đổi ra tiền mặt bằng cách ký xác nhận lên tờ séc:
- Chữ ký thứ nhất (còn gọi là chữ ký của người cầm séc): là phần xác lập chủ quyền của chủ séc (khách hàng ký khi mua séc tại Ngân hàng phát hành séc). Chữ ký này, khi khách hàng đem séc đến bán cho Ngân hàng hoặc các đại lý chấp nhận thanh toán séc của Ngân hàng đã có sẵn trên mặt trước và nằm ở góc bên phải của tờ séc.
- Chữ ký thứ hai (còn gọi là chữ ký đối chứng): là chữ ký đối chứng của chủ séc (khách hàng sẽ ký khi bán séc cho các đại lý thu mua séc của Ngân hàng). Chữ ký này nằm ở góc dưới bên trái của tờ séc. Nếu hai chữ ký này hoàn toàn giống nhau thì khách hàng sẽ được thanh toán tiền.
Là một trong những phương thức thanh toán thông thường dành cho khách hàng khi đi nước ngoài với những tiện ích nổi bật:
+ An toàn hơn tiền mặt: Séc du lịch có thể được hoàn đổi khi bị thất lạc hay mất cắp, thông thường trong vòng 24 giờ.
+ Dễ sử dụng và bảo quản: Phù hợp với cả những chuyến đi ngắn và dài ngày, có thể để dành cho những chuyến đi tiếp theo.
+ Thanh toán tiện lợi: Séc du lịch được chấp nhận thanh toán rộng rãi gần như khắp thế giới.
+ Phương tiện kiểm soát chi tiêu: Giúp khách hàng có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong khoản kinh phí dự trù cho chuyến đi.
+ Hoán đổi dễ dàng: Dịch vụ thu đổi toàn cầu, 24/24 giờ, 365 ngày/năm, có mặt từ các ngân hàng đến nhà hàng, sân bay và các trung tâm thương mại.
Lưu ý:
- Người mua séc du lịch: là người sử dụng séc du lịch.
- Không chấp nhận việc người mua séc là thân nhân hoặc người được ủy quyền.
Phí dịch vụ: Tùy theo quy định của từng ngân hàng, hoặc nơi tiếp nhận séc.
Các Ngân hàng phát hành séc du lịch tại Việt Nam: ACB, ANZ, Hong Kong Bank, Sacombank, Vietcombank và Vietinbank.
Trong thời gian quy định là 7 ngày kể từ khi nhận séc từ khách du lịch, phải hoàn thiện các thủ tục thanh toán với ngân hàng.
Các nguyên tắc đảm bảo việc lưu thông séc du lịch
Du khách khi mua séc du lịch có thể trả bằng tiền mặt hoặc thanh toán theo hình thức chuyển khoản, phải ký tên trên mỗi tờ séc (ký bằng chữ ký đơn giản và chữ ký thường sử dụng).
Để tờ séc du lịch được chấp nhận thanh toán, chủ sở hữu séc du lịch phải ký chữ ký thứ hai trùng khớp với chữ ký thứ nhất (đã được ký khi mua) trước mặt nhân viên lễ tân, thu ngân hoặc nhân viên ngân hàng. Về nguyên tắc, khi thanh toán không bị mất phí, nhưng trên thực tế các cơ sở nhận thanh toán vẫn thường thu phí từ 0,5 - 2%.
Khi mất séc du lịch, du khách phải xuất trình giấy tờ tùy thân và đơn trình bày, thông báo ngay cho cơ sở phát hành séc (cũng có thể là đại lý của cơ sở phát hành) để có biện pháp giải quyết đền bù.

PHẦN LÝ THUYẾT
1.      Định nghĩa ngoại hối, tỷ giá hối đoái 
2.      Phương pháp niêm yết giá trực tiếp, gián tiếp tỷ giá hối đoái. Cho ví dụ minh họa.
3.      Xác định tỷ giá hối đoái theo phương pháp chéo
4.      Những nhân tố ảnh hưởng tỷ giá hối đoái
5.      Các biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
6.      So sánh giao dịch giao ngay và giao dịch có kỳ hạn ngoại hối
7.      Nghiệp vụ giao dịch swap là gì? Y ́nghĩa
8.      Hối phiếu là gì? Các đối tượng liên quan.
9.      Sơ đồ lưu chuyển hối phiếu trả ngay, hối phiếu trả chậm
10.  Ký hậu hối phiếu là gì? Trình bày nghiệp vụ ký hậu hối phiếu theo lệnh và ký hậu để trống.
11.  Trình bày sơ đồ nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán

12.  Các điều kiện đảm bảo ngoại hối áp dụng trong thanh toán quốc tế để đảm bảo quyền lợi của các bên mua và bên bán.

13.  Điều kiện thời gian thanh toán:
- Trả tiền ngay đi kèm chứng từ (At sight, D/P),
- Trả tiền sau X ngày nhận chứng từ (D/A)
14.  Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ
15.  Phương thức thanh toán thư tín dụng chứng từ : khái niệm, trình tự nghiệp vụ,
16.  Trình bày phương thức nhờ thu kèm chứng từ trong trường hợp mua bán hàng trả chậm. Vì sao phương thức nhờ thu không đảm bảo quyền lợi của bên bán hàng. Nếu là người xuất khẩu, theo  Anh (Chị) có phương thức nào đảm bảo thanh toán hơn phương thức này không? Hãy kể ra, và giải thích tại sao?
17.  Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ là gì? Vẽ sơ đồ trình tự nghiệp vụ trong thanh toán bằng thư tín dụng loại không hủy ngang, xác nhận, thanh toán trả ngay (ngân hàng thông báo là ngân hàng xác nhận thanh toán)
18.  Vẽ sơ đồ thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, không xác nhận, thanh toán ngay. Ngân hàng thanh toán là ngân hàng thứ ba, khác với ngân hàng thông báo
19.  Nếu là nhà xuất khẩu hàng hóa thì bạn sẽ chọn phương thức thanh toán nào để đảm bảo sẽ được người mua thanh toán tiền bán hàng. Giải thích rõ lý do chọn và vai trò các bên tham gia trong phương thức thanh toán đó
20.  Trình bày nghiệp vụ L/C không hủy ngang, thanh toán trả chậm. Người bán sau khi xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thì xin chiết khấu bộ chứng từ để được nhận tiền trước

PHẦN BÀI TẬP 
 
Bài 1:
Sau đây là một số điều khoản được trích ra từ một thư tín dụng:
-         Sender bank: Industrial and Commercial Bank of Viet Nam, Branch 1, Ho Chi Minh City
-         Applicant: Viet Hoang Trading Co.
                        42 bis Truong Son Street, District 10, Ho Chi Minh City
-         Form of documentary credit: Irrevocable
-         Documentary credit Number:  902 LCB 20000134
-         Date of issue: 21-7-2000
-         Date and place expiry: 17-8-2000 in SEOUL, KOREA
-         Amount : USD 128.934 # CIF    HCM City port (Incoterm 1990)
Available with advising bank by negotiation by beneficiary’s draft (s) drawn on applicant for 100PCT of invoice value accompanied by the following documents in duplicate (unless otherwise stated)   ……….
-         Beneficiary: SK Global Co.,ltd
2 –GA ULCHIRO CHUNG-GU
-         Draft at sight for 100 PCT of invoice in duplicate
-         Drawee: Industrial and Commercial Bank of Viet Nam, Ha Noi, Viet Nam
-         Latest date of shipment: 10-8-2000
-         Partial shipment: not allowed
Cho biết: 
-         Người bán giao hàng vào ngày9-8-2000
-         Hóa đơn số (invoice No.) C0309732 do bên bán lập ngày 7-8-2000
Yêu cầu:
Dựa vào những điều khoản trên, hãy lập  tờ hối phiếu trả ngay gởi cho ngân hàng nhờ thu tiền bán hàng.
 
Bài 2
Một thư tín dụng được phát hành ngày 13/11/2002 có nội dung sau:
- Sender: Taipei Bank –Tung Men Branch
- Drawee: Taipei Bank, Taipei
- Receiver: International Commercial Bank of China, The Ho Chi Minh City VN.
- Form of documentary credit: Irrevocable
- Documentary credit Number: F2ATTV2001342USO
- Date and place of issue: 021113
- Date and place of expiry: 021230 Viet Nam
- Applicant: MAUI ENTERPRISES CO. – TAIPEI , TAIWAN
- Beneficiary: Tay Ninh Agricultural Seeding Service Co. HCM Branch (TAGRO)
- Currency code, Amount:  USD , 12600.0
- Draft : At sight
- Description of goods: FOB HCM port
- Single bamboo chopstick, quantity and unit price as per sales contract.
- Latest date of shipment: 021223
- Instruct to Pay/ Accept/ Negotiate Bank:
1 - We will remit the proceeds to the negotiating bank’s A/C upon receipt of their documents all in order
2 – Documents to be sent in two sets by consecutive registered airmail to us at:
1F 71, Sec 2, Jen Ai Road Taipei 100, Taiwan R.O.C
        Ngày 22/11/2002,  Công ty TAGRO đã giao một lô hàng gồm 600 bags, unit price: USD 10.5/bag và phát hành Commercial Invoice No.: 221102 Ngày 22/11/2002 để đòi tiền. Công ty TAGRO sẽ lập hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa và gởi cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh T/P HCM (Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development Saigon Branch) để  đòi tiền người mua
Hỏi :
1/  Hãy lập hối phiếu đòi tiền người mua dựa trên thư tín dụng và thực tế giao hàng ở trên.
Bài 3 :
        Công ty A vay ngân hàng Incombank số tiền 170.000 DEM trong thời hạn 3 tháng.
Để có số tiền cho vay trên, Incombank tiến hành bán ngay cho ngân hàng VCB  100.000 USD, đồng thời ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng số tiền 100.000 USD cũng tại VCB.
Trong lúc chờ 3 tháng sau giao tiền cho Incombank, VCB đem 100.000 USD đó cho công ty B vay trong thời hạn 3 tháng để thu lãi.
Yêu cầu: Tính kết quả kinh doanh của 2 ngân hàng trên, biết rằng tỷ giá ngoại hối giao ngay trên thị trường là  USD/DEM   = 1,7.
Lãi suất  đồng USD    = 5% / năm
Lãi suất  đồng DEM    = 7% / năm

Bài 4 :
        Ngày 2-1-2000, ngân hàng Luân Đôn niêm yết tỷ giá hối đoái như sau :
 
GBP/ USD             = 1,6725/75
USD/FRF               = 5,7515/95
1/  Tính GBP/ FRF  = ?  
2/  Công ty A có chi nhánh ở Luân Đôn muốn mua 200.000 FRF để thanh toán tiền nhập hàng hóa từ Pháp. 

Hỏi :
        Công ty A phải bỏ ra bao nhiêu đồng GBP để đổi lấy số ngoại tệ trên.

Bài 5
        Tại Luân Đôn ngày 12/3/1999, Ngân Hàng Luân Đôn niêm yết tỷ giá ngoại tệ như sau:
USD/DEM             = 1,4230/75  (*)
GBP/DEM            = 1,8300/50
a/  Từ tỷ giá USD/DEM (*), Anh (Chị) hãy xác định:
-         Đồng tiền nào là đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá ?.
-          Cách đọc tỷ giá, ý nghĩa của các chữ cái USD, DEM ?
-         Tỷ giá ngân hàng mua (BID RATE), tỷ giá ngân hàng bán (ASK RATE)
  b/  Xác định tỷ giá GBP/USD = ?
Bài 6 :
        Vào ngày X, ở các thị trường tỷ giá mua bán ngoại tệ được niêm yết như sau:
 
Tại New York              : GBP / USD    = 1,7080/95
Tại Tokyo                    : USD / JPY      = 125-130
Tại London                   : GBP / JPY      = 208-210
        Một doanh nghiệp dùng 100.000 USD kinh doanh kiếm lãi thông qua chênh lệch tỷ giá ở các thị trường. Doanh nghiệp nên kinh doanh như thế nào ?

Bài 7 :

        Tỷ giá niêm yết vào  5/2/2001 tại một ngân hàng như sau:
EUR / TWD             = 32,6 - 32,95  (*)
EUR / HKD            = 7,25 – 7.50
USD / EUR            = 1,015 – 1,050
  Hỏi :
A/ Từ tỷ giá  (*) , hãy xác định:
-         Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá
-         Ý nghĩa các chữ cái EUR, TWD. Cách đọc tỷ giá
B/ Sử dụng phương pháp tính tỷ giá chéo, hãy xác định tỷ giá:
TWD / HKD            = ?                  
USD / TWD            = ?      


MỘT SỐ ĐỀ THI MẪU ( Thời gian làm bài :  90 phút )
( Sinh viên không được sử dụng tài liệu)


ĐỀ SỐ 1

I/ Lý Thuyết :
Câu hỏi 1:
Tỷ giá hối đoái là gì? Các biện pháp  ổn định tỷ giá hối đoái.
Câu hỏi 2:
Các điều kiện đảm bảo ngoại hối áp dụng trong thanh toán quốc tế để đảm bảo quyền lợi của các bên mua và bên bán .
Câu hỏi 3:
Nếu là nhà xuất khẩu hàng hóa thì bạn sẽ chọn phương thức thanh toán nào để đảm bảo sẽ được người mua thanh toán tiền bán hàng. Giải thích rõ lý do chọn và vai trò các bên tham gia trong phương thức thanh toán đó.
Câu hỏi 4:
Trình bày nghiệp vụ L/C không hủy ngang, thanh toán trả chậm. Người bán sau khi xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo thì xin chiết khấu bộ chứng từ để được nhận tiền trước
 
II/ Bài Tập :
Tỷ giá niêm yết vào  5/2/2001 tại một ngân hàng như sau:
EUR / TWD     = 32,6 - 32,95  (*)
EUR / HKD     = 7,25 – 7.50
USD / EUR      = 1,015 – 1,050
Hỏi :
A/ Từ tỷ giá  (*) , hãy xác định:
-         Đồng tiền yết giá, đồng tiền định giá
-         Ý nghĩa các chữ cái EUR, TWD. Cách đọc tỷ giá
B/ Sử dụng phương pháp tính tỷ giá chéo, hãy xác định tỷ giá:
TWD / HKD    = ?                  
USD / TWD     = ?      


  ĐỀ SỐ 2 :
I/ Lý Thuyết :
Câu hỏi 1:
Trình bày sơ đồ nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ thanh toán
 
Câu hỏi 2:
Hối phiếu là gì? Trình bày sơ đồ lưu chuyển hối phiếu trong thanh toán trả chậm
 
Câu hỏi 3:
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương ngày 10/7/2002 có ghi:
 
-         Seller:         HOANG THANH TRADING CO.,LTD
200 Nguyễn Hụê street, Hai Châu District, Da Nang City, Việt Nam
-    Buyer:         INFINITE INVESTING AND TECHNICAL CONSULTANT CO.,LTD
14F-4, No.110 Sanduo 4TH RD. Kaohsiung Taiwan R.O.C
Hai bên thỏa thuận điều khoản sau:
-         Goods description: Frozen round scad whole, size 50-60/50-55
-          Quantity: 1x40FT container, 2.500 cartons, (equal to 25.000 kgs)  at USD 1.02/kg
-         Term of delivery: CFR Singapore port
-         Latest date of shipment: 05/10/2002          
-         Term of payment: documents against acceptance after 90 days of bill of lading date.
Biết rằng :
Bên bán mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng VIETCOMBANK, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như hai bên đã thỏa thuận và được đại lý hãng tàu cấp vận đơn đường biển ngày 05/10/2002
Yêu cầu :
1.      Dựa vào những dữ liệu trên, hãy lập một hối phiếu đòi tiền người mua theo phương thức nhờ thu.
2.      Nếu người bán ký phát hối phiếu vào ngày 03/10/2002 thì có được không? Tại sao?
II/ Bài toán :
Vào ngày X, ở các thị trường tỷ giá mua bán ngoại tệ được niêm yết như sau:
 
Tại New York              : GBP / USD    = 1,7080/95
Tại Tokyo                    : USD / JPY     = 125-130
Tại London                   : GBP / JPY     = 208-210
        Một doanh nghiệp dùng 100.000 USD kinh doanh kiếm lãi thông qua chênh lệch tỷ giá ở các thị trường. Doanh nghiệp nên kinh doanh như thế nào ?
 
No ...................                       BILL OF EXCHANGE
For ...................
......................... his FIRST Bill of exchange (Second o f the same tenor and date being umpaid)
......................... pay to........................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
The sum of ..........................................................................................................................

To: ............................................................
     ............................................................
     .............................. ..............................

 


  ĐỀ SỐ 3
 
Lý thuyết
Câu hỏi 1:
Trình bày nghiệp vụ lưu chuyển séc (cheque) qua hai ngân hàng
Câu hỏi 2:
Vẽ sơ đồ thanh toán thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận, thanh toán ngay (D/P) bởi ngân hàng xác nhận (ngân hàng xác nhận khác ngân hàng thông báo)
Câu hỏi 3:
Một thư tín dụng được phát hành ngày 13/11/2002 có nội dung sau:
- Sender: Taipei Bank –Tung Men Branch
- Drawee: Taipei Bank, Taipei
- Receiver: International Commercial Bank of China, The Ho Chi Minh City VN.
- Form of documentary credit: Irrevocable
- Documentary credit Number: F2ATTV2001342USO
- Date and place of issue: 021113
- Date and place of expiry: 021230 Viet Nam
- Applicant: MAUI ENTERPRISES CO. – TAIPEI , TAIWAN
- Beneficiary: Tay Ninh Agricultural Seeding Service Co. HCM Branch (TAGRO)
- Currency code, Amount:  USD , 12600.0
- Draft : At sight
- Description of goods: FOB HCM port
- Single bamboo chopstick, quantity and unit price as per sales contract.
- Latest date of shipment: 021223
- Instruct to Pay/ Accept/ Negotiate Bank:
1 - We will remit the proceeds to the negotiating bank’s A/C upon receipt of their documents all in order
2 – Documents to be sent in two sets by consecutive registered airmail to us at:
1F 71, Sec 2, Jen Ai Road Taipei 100, Taiwan R.O.C
Ngày 22/11/2002,  Công ty TAGRO đã giao một lô hàng gồm 600 bags, unit price: USD 10.5/bag và phát hành Commercial Invoice No.: 221102 Ngày 22/11/2002 để đòi tiền. Công ty TAGRO sẽ lập hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa và gởi cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh T/P HCM (Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development Saigon Branch) để   đòi tiền người mua
  Hỏi:
1/  Hãy lập hối phiếu đòi tiền người mua dựa trên thư tín dụng và thực tế giao hàng ở trên.
2/ Trên vận đơn đường biển:
Tên người gởi hàng –shipper  làai ?
Tên người được ủy thác thu xếp việc thu tiền và giao hàng  cho người mua ở cảng đến – consignee?
Tên người được thông báo nhận hàng -notify party ?
Cảng xếp hàng -Port of loading ?
Cảng dỡ hàng - port of discharg
3/ Khi người mua đã trả tiền thì ngân hàng sẽ làm gì để người mua có thể nhận hàng?
4/ Nếu người bán giao hàng và xuất trình hối phiếu vào ngày 31/12/2002 thì có được ngân hàng thanh toán ? tại sao.
No………..……                                            BILL OF EXCHANGE

For  ……….….

                                                                        ………………………………..
 
At………………………. of this FIRST bill of Exchange (second of the  same tenor and date being unpaid).
pay to …………………………………………………………………………………………………………………
The sum of …………………………………………………………………………………………………………………
Value received as per our Invoice(s) No(s).:…………….…………………………………………………………..
dated  …………………………………………………………………………………………………………………
Drawn under …………………………………..……………………………………………………………………………    
Dated/wired…………………………………….
 
To:       ………………………………
………………………………


Bài toán:
Ngày 2-1-2000, ngân hàng Thụy Sĩ  niêm yết tỷ giá hối đoái như sau:
GBP/ USD       = 1,8750/95
USD/CHF        = 1,6100/75
1/  Tính GBP/ CHF  = ?   (Tỷ giá hai đồng tiền yết giá khác nhau)
2/  Công ty A  chi nhánh tại Thụy Sĩ  muốn mua 200.000 GBP để thanh toán tiền nhập hàng hóa từ Anh. Hỏi công ty A phải bỏ ra bao nhiêu đồng CHF để đổi lấy số ngoại tệ trên.