Fapturbo 2 Review

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Xu hướng thị trường - Phần 2

Xu hướng thị trường phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu theo thời gian. Giá cổ phiếu không di chuyển theo một đường thẳng mà thể hiện bằng một chuỗi các đường zíc-zắc tạo nên các đỉnh và các đáy rõ ràng. Chiều hướng các đỉnh/đáy đó tạo nên xu hướng của thị trường....
TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM

A. ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TẠO: 
Xu hướng thị trường phản ánh tỷ lệ biến đổi trung bình của giá cổ phiếu theo thời gian. Giá cổ phiếu không di chuyển theo một đường thẳng mà thể hiện bằng một chuỗi các đường zíc-zắc tạo nên các đỉnh và các đáy rõ ràng. Chiều hướng các đỉnh/đáy đó tạo nên xu hướng của thị trường.
B. ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI: 
Các xu hướng tồn tại trong mọi thời gian, mọi thị trường và có khả năng ổn định theo thời gian. Một cổ phiếu có giá tăng/giảm sẽ tiếp tục tăng/giảm và chỉ chấm dứt tới khi có sự biến động về giá hoặc một trạng thái nào đó xảy ra.
1. Theo xu hướng tăng: 
Một xu hướng giá tăng được coi là vẫn đang duy trì khi xuất hiện một đáy mới thấp hơn đáy trước đó. Theo xu hướng tăng, một cổ phiếu hồi phục thường có một "giai đoạn quá độ" giữa tính ổn định và các biến động giảm. Vì vậy, trên đồ thị giá nó sẽ hình thành hàng loạt các điểm cao hơn và đáy thấp hơn. Qua đó, ta dự đoán: thị trường có thể tăng giá.
2. Theo xu hướng giảm:
Một xu hướng giá giảm được coi là vẫn đang tiếp tục tới khi xuất hiện một đỉnh cao hơn đỉnh trước đó. Theo xu hướng giảm, một cổ phiếu suy giảm cũng có một "giai đoạn quá độ" giữa tính ổn định và biến động tăng. Vì vậy, trên biểu đồ giá nó sẽ tạo ra hàng loạt các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn. Từ đó suy ra: giá cổ phiếu có khả năng giảm.
3. Theo xu hướng dập dềnh (không đổi) 
Giá cổ phiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít. Giá giao động lên xuống trong thời gian dài và biến động này không thể hiện rõ ràng trên biểu đồ giá.
4. Một xu hướng này có thể tương tác với một xu hướng khác nghĩa là mỗi xu hướng có thể trở thành một phần của xu hướng lớn hơn tiếp theo.

ĐƯỜNG XU HƯỚNG
 
KHÁI NIỆM:
Chúng ta nghiên cứu xu hướng tăng/giảm của thị trường dưới dạng đường thẳng - đường xu hướng. Đường xu hướng tăng là đường thẳng nối các đáy cao dần và ngược lại, đường xu hướng giảm là đường nối các đỉnh thấp dần.
CÁCH VẼ:
1. Nguyên lý:
- Điều kiện cơ bản: phải chắc chắn có một xu hướng tăng/giảm rõ rệt xuất hiện
- Phải có tối thiểu hai đỉnh và các đỉnh và đáy sau cao hơn hoặc thấp hơn đỉnh và đáy trước. Hai đỉnh hoặc hai đáy là điều kiện cần và đủ để có một đường xu hướng. Muốn chính xác với độ tin cậy cao luôn cần tìm đỉnh/đáy thứ 3 sao cho đường xu hướng qua 3 đỉnh. Thực tế đỉnh/đáy thứ 3 gần sát đường xu hướng là chấp nhận được.
- Thường dùng các loại giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất hay giá đóng cửa để vẽ các đường xu hướng. Đồng thời xác định khoảng thời gian cần xét đến (ngày, tuần, tháng, năm).
2. Cách vẽ:
- Khi giá đang biến đổi tăng, nối các điểm thấp nhất rồi kéo dài tới ngày hoàn thành, ta được đường xu hướng tăng.
- Khi giá đang biến động giảm, kẻ một đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường rồi kéo dài tới ngày, hôm nay, ta được đường xu hướng giảm.
- Càng nối được nhiều điểm, độ chính xác càng cao.
Xu hướng thị trường

TÍNH CHẤT:
1. Trong xu hướng tăng:
Đường xu hướng tăng cho ta biết thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đó tới khi xu hướng bị bẻ gãy. Khi xu hướng có điều chỉnh, giá sẽ bị kéo xuống (sát lại) đường xu hướng nhưng sẽ không thấp hơn nữa nếu thị trường vẫn ổn định. Khi đó đường xu hướng là biên độ thấp nhất của sự giao động giá.
2. Trong xu hướng giảm:
Tương tự đường xu hướng tăng, đường xu hướng giảm xác định hướng di chuyển của toàn bộ xu hướng và chỉ chấm dứt khi đường đó thực sự bị bẽ gãy. Khi đó đường xu hướng giảm là biên độ cao nhất cho mọi hiện tượng giao động giá.
3. Chú ý:
Khi nắm vững những điều trên, chúng ta có thể tìm được giá mua/bán tối đa hoặc tối thiểu một cách hợp lý vì đã dựa vào các đường xu hướng - chúng là các biên độ giao động cơ sở.