Fapturbo 2 Review

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

FOREX: Các đồng tiền được yết theo cặp

Mọi thứ đều có liên quan trên thị trường ngoại hối. Ví dụ, đồng Euro (EUR), bản thân nó không thể được xem là mạnh hay yếu. Tương tự với đồng Dollar (USD). Chỉ khi đem so sánh hai đồng tiền với nhau thì mới có thể xác định được mức độ mạnh hay yếu của từng đồng tiền trong mối liên hệ với đồng tiền còn lại. Ví dụ, đồng Euro có thể mạnh hơn khi đem so sánh với đồng USD. Tuy nhiên, đồng EUR cũng có thể yếu hơn đồng GBP tại cùng thời điểm. Các đồng tiền luôn được kinh doanh theo cặp. Bạn không thể nào chỉ đơn thuần mua/bán đồng USD. Nếu tin rằng đồng EUR đang mạnh lên so với đồng USD, bạn mua EUR và bán USD tại cùng thời điểm. Và ngược lại, nếu bạn tin rằng đồng USD đang mạnh lên so với đồng EUR, bạn mua đồng USD và bán đồng EUR. Những cặp đồng tiền được phân chia thành 3 nhóm chính sau:

Cặp đồng tiền chính

Hầu hết những nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối đều bắt đầu kinh doanh bằng việc đầu tư vào những cặp đồng tiền chính. Những cặp đồng tiền chính là những cặp đồng tiền của những đồng tiền quan trọng nhất trên thị trường thế giới.Đồng Dollar (USD), được bắt cặp với một trong bảy đồng tiền quan trọng trên thế giới: Đồng Euro (EUR), Đồng Bảng Anh (GBP), đồng franc Thụy Sĩ (CHF), Đồng Yên Nhật (JPY), Đồng đô-la Canada (CAD), Đồng đô-la Úc (AUD) và đồng đô-la New Zealand (NZD).
Cặp đồng tiền Tên gọi Tên gọi tắt
EUR/USD Euro/US dollar Euro
GBP/USD Bristish pound/US dollar Cable
AUD/USD Australian dollar/US dollar Aussie
NZD/USD New Zealand dollar/ US dollar Kiwi
USD/CHF US dollar/Swiss franc Swissie
USD/JPY US dollar/Japanes yen Yen
USD/CAD US dollar/Canadian dollar Loonie

Cặp đồng tiền lạ

Các cặp đồng tiền chéo là những cặp đồng tiền của những đồng tiền quan trọng nhất trên thị trường thế giới. Đồng Dollar (USD), được bắt cặp với một trong những đồng tiền không thuộc bảy đồng tiền chính trên thị trường thế giới: Đồng Krone Thụy Điển (SEK), đồng Nam Phi (ZAR), Đồng pê-sô của Mêhico (MXN). Những đồng tiền nói trên được gọi là Cặp đồng tiền chéo bởi vì tính thanh khoản yếu và có thể không có sẵn trên thị trường giao dịch.

Những đồng tiền này thường có lượng giao dịch rất thấp và có sự chênh lệch lớn giữa giá mua vá giá bán niêm yết trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, các Cặp đồng tiền lạ đang dần trở nên phổ biến hơn.

Một số các cặp đồng tiền lạ
USD/SEK US dollar/Swedish Krone
USD/NOK US dollar/ Norweign krone
USD/DKK US dollar/ Danish krone
USD/HKD US dollar/ Hong Kong dollar
USD/ZAR US dollar/ South Africa rand
USD/THB US dollar/ Thai bath
USD/SGD US dollar/ Singapore dollar
USD/MXN US dollar/ Mexican peso

Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất là đồng JPY trong mối liên hệ với một số các đồng tiền khác như: USD (USDJPY), NZD (NZD/JPY), AUD (AUD/JPY), EUR (EUR/JPY), GBP (GBP/JPY)

AUD/JPY và NZD/JPY là những cặp đồng tiền chính trong giao dịch “carry trade” -là giao dịch nơi mà nhà đầu tư đi vay những đồng tiền có lãi suất thấp hơn để đầu tư vào những đồng tiền có lãi suất cao hơn. Rủi ro xảy ra khi tỷ giá thay đổi làm mất đi khoảng lợi nhuận do chênh lệch lãi suất).- tại Châu Á và đồng thời có tương quan đối với thị trường vốn: Khi thị trường chứng khoán giảm giá, hoạt động “carry trades” sẽ đảo chiều và giảm theo.

Những Cặp đồng tiền lạ khác phổ biến trên thị trường: USD/SGD, USD/HKD. Hai cặp đồng tiền này được giao dịch với khoảng cách giá rộng và có mối tương quan với đồng Nhân dân tệ (Chinese Yuan)
Những đồng tiến khác như Pe-sô, bạc Thái, đồng Nhân dân tệ neo giá theo đồng USD, được kiểm soát trong một biên độ nhất định và không được cho tự do giao dịch trên thị trường. Với những tính chất trên thì các đồng tiền nói trên thường được giao dịch bởi những tổ chức lớn hoặc các ngân hàng.

Cặp đồng tiền chéo


Cặp đồng tiền chéo là những cặp đồng tiền gồm bất kì hai đồng tiền khác đồng USD. Ví dụ cặp đồng tiền gồm đồng Euro (EUR) và đồng Bảng Anh (GBP) hoặc cặp đồng tiền gồm đồng đô-la Úc (AUD) và đồng Yên Nhật (JPY) được xem là cặp đồng tiền chéo.
Những cặp đồng tiền sau là những cặp đồng tiền chéo phổ biến
GBP/JPY Bristish pound/Japanese yen
EUR/GBP Euro/British pound
AUD/JPY Australian dollar/Japanese yen
EUR/CAD Euro/Canadian dollar
CAD/JPY Canadian dollar/Japanese yen

Kinh doanh các cặp đồng tiền như thế nào?

Các nhà đầu tư, mỗi ngày, đều có thể kiếm tiền thông qua việc kinh doanh các cặp đồng tiền. Bằng cách quyết định điều gì sẽ xảy ra với một cặp đồng tiền trong tương lai, các nhà đầu tư có thể hành động trong hiện tại nhằm thu được lợi nhuận sau này qua sự dịch chuyển của các cặp đồng tiền.

Có 3 xu hướng xảy ra với các cặp đồng tiền:

- Tăng

- Giảm

- Chuyển động trong một biên độ nhất định trong một khoảng thời gian

Trước khi xác định xu hướng dịch chuyển của một cặp đồng tiền, nhà đầu tư phải xác định đồng tiền nào trong cặp đồng tiền đang mạnh lên hoặc đang yếu đi so với đồng tiền còn lại trong cặp đồng tiền. Ví dụ, nếu bạn đang theo dõi cặp đồng tiền EUR/USD, bạn phải xác định đồng EUR đang mạnh lên so với đồng USD hoặc đồng USD đang mạnh lên so với đồng EUR.
Chú ý: đồng tiền đầu tiên trong cặp đồng tiền được gọi là đồng tiền yết giá và đồng tiền còn lại trong cặp đồng tiền là đồng định giá. Tỷ giá của cặp đồng tiền cho bạn biết được bạn phải mất bao nhiêu đồng định giá để mua/bán 1 đơn vị đồng yết giá.

Nếu đồng tiền yết giá đang mạnh lên so với đồng định giá, tức là cặp đồng tiền đang tăng giá. Ngược lại, nếu đồng định giá đang mạnh lên dần so với đồng tiền yết giá tức là cặp đồng tiền đang giảm giá. Nếu cả đồng định giá và đồng yết giá đều mạnh lên ngang nhau, cặp đồng tiền sẽ dao động trong biên độ rất nhỏ.

Một khi nhà đầu tư đã xác định được xu hướng dịch chuyển của cặp đồng tiền, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định kinh doanh:

- Mua cặp đồng tiền

- Bán cặp đồng tiền

- Không làm gì cả.

Khi một nhà đầu tư tiến hành mua/bán một cặp đồng tiền tức là bạn đang mở trạng thái - đây cũng là bước đầu tiên trong quá trình kinh doanh. Để hoàn tất việc kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hoặc cắt lỗ bạn phải đóng trạng thái. Để đóng trạng thái: nếu bạn bắt đầu quá trình kinh doanh bằng việc mua đồng tiền trong cặp đồng tiền, bạn sẽ phải bán đồng tiền bạn đã mua để đóng trạng thái; nếu bạn bắt đầu quá trình kinh doanh bằng việc bán đồng tiền trong cặp đồng tiền, bạn sẽ phải mua đồng tiền bạn đã bán để đóng trạng thái.

Một số các định nghĩa quen thuộc trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối

Thị trường ngoại hối cũng giống như những thị trường khác trong cuộc sống của bạn như tại siêu thị hoặc thị trường xe hơi- nơi mà bạn có thể mua/bán hàng hóa với một giá trị nhất định. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối có một số những thuận lợi đặc biệt dành cho nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường: nhà đâu tư có thể theo dõi và thu lợi nhuận từ những khoản đầu tư vào các đồng tiền mà không phải mất lượng tiền tương đượng với lượng tiền đã đầu tư.

Để có thể sử dụng và đánh giá những lợi ích mà nhà đầu tư có được khi tham gia vào thị trường ngoại hối, nhà đầu tư phải hiểu rõ một số những định nghĩa sau:

Đòn bẩy (Leverage)

Đòn bẩy là một trong những công cụ quen thuộc trên thị trường ngoại hối hấp dẫn những nhà đầu tư cá nhân nhất. Đòn bẩy là khả năng chuyển đổi sức mua của một khoản tiền thành một sức mua lớn hơn vẫn đối với khoản tiền ấy thông qua một công cụ. Hãy tưởng tượng bạn được yêu cầu di chuyển một tảng đá lớn, bạn có thể cô gắng di chuyển tảng đá bằng tay, nhưng công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn sữ dụng công cụ hỗ trợ- một cây gậy chẳng hạn, bạn có thể đặt cây gậy dưới tảng đá và bẩy lên. Bạn di chuyển được tảng đá.

Nguyên tắc trên được áp dụng khi bạn đầu tư vào thị trường ngoại hối. Bạn có thể thu được lợi nhuận bằng tiền của riêng bạn, tuy nhiên, bạn sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn hơn nếu bạn sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính bằng cách mượn tiền từ công ty/tổ chức mà bạn mở tài khoản tại đó. Tuy nhiên phải nhớ rằng, mức độ đầu tư của bạn càng lớn thì rủi ro sẽ càng cao.

Bạn có thể nâng lượng đầu tư từ tài khoản kinh doanh ngoại hối của bạn lên bằng các dùng một khoản tiền nhỏ của bạn để tham gia giao dịch và mượn phần còn lại từ tổ chức/ công ty mà tài khoản giao dịch của bạn được mở tại đó. Ví dụ, thị trường ngoại hối chấp nhận cho bạn giao dịch với khoản tiền tối thiểu là $100.000 với khoản tiền thật sự mà bạn bỏ vào là $1.000. Điều đó có nghĩa rằng bạn chỉ cần trả 1% cho trạng thái giao dịch của bạn bằng tiền của chính bạn. Bạn có thể mượn 99% còn lại từ công ty/ tổ chức bạn mở tài khoản - tuy nhiên, bạn cần tính toán lãi suất bạn phải trả khi bạn vay tiền từ công ty/tổ chức nhằm tính toán đúng chi phí phát sinh.

Lượng đòn bẩy bạn có thể nhận được được xác định lượng bởi mức ký quỹ được yêu cầu cho mỗi giao dịch.

Ký quỹ

Thị trường ngoại hối là một thị trường hấp dẫn vì công ty./tổ chức nơi bạn mở tài khoản sẵn sàng cho bạn mượn tiền để bạn có thể gia tăng khả năng lợi nhuận. Tuy nhiên, trước khi cho bạn mượn tiền, bạn phải cho thấy rằng bạn có đủ tiền để bảo đảm một khoản lỗ có thể phát sinh. Ký quỹ là khoản tiền mà bạn đồng ý giao cho công ty/tổ chức nơi bạn mở tài khoản kinh doanh ngoại hối nắm giữ để chứng tỏ rằng bạn có khả năng bảo đảm cho một khoản lỗ nhất định.

Ví dụ, nếu bạn mua cặp đồng tiền EUR/USD, bạn sẽ được yêu cầu ký quỹ 1% lượng giao dịch mà bạn sẽ tham gia. Điều này có nghĩa là nếu khối lượng giao dịch của bạn là 100.000 EUR, bạn sẽ được yêu cầu ký quỹ 1.000 EUR để chứng tỏ với công ty/ tổ chức nơi bạn giao dịch ngoại hối rằng bạn có thể bảo đảm khoản lỗ lên đến 1.000 EUR.

Mỗi cặp đồng tiền có lượng ký quỹ khác nhau. Những cặp đồng tiền chính có yêu cầu kỳ quỹ thấp hơn. Do những cặp đồng tiền chính này có tính thanh khoản cao trên thị trường giúp nhà đầu tư có thể tham gia hoặc thoát ra khỏi giao dịch hiện tại nhanh chóng. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro những khoản lỗ phát sinh do thị trường thiếu thanh khoản cho phép nhà đầu tư đóng/mở trạng thái. Những cặp đồng tiền lạ thì ngược lại, những cặp đồng tiền này có lượng ký quỹ cao hơn.

Ví dụ:

- Tính toán tỉ lệ ký quỹ

- Nhà đầu tư muốn mua cặp đồng tiền EUR/JP

- Tỷ giá giao dịch hiện tại của cặp đồng tiền EUR/JPY là 160.00- bạn phải bỏ ra 160 JPY để mua 1 EUR

- Khối lượng giao dịch của nhà đầu tư là EUR 100.000

Tỷ lệ đòn bẩy là 100:1

- Để xác định khối lượng ký quỹ nhà đầu tư phải àm theo những bước sau:

- Xác định số lượng JPY bạn phải mượn để bảo đảm cho EUR 100.000 EUR 100.000 x 160 = JPY 16.000.000

- Xác định số lượng JPY bạn phải ký quỹ: JPY 16.000.000 x 1% = JPY 160.000

- Xác định số lượng EUR bạn phải ký quỹ: JPY 160.000/ 160 = EUR 1.000

Khoảng cách giá (Spreads)

Khoảng cách giá là khoảng cách giữa giá mua và giá bán một cặp đồng tiền tại cùng một thời điểm.
Giá bạn có thể mua một cặp đồng tiền gọi là “Ask”. Giá bán có thể bán một cặp đồng tiền gọi là “Bid”. Giá mua luôn luôn nhỏ hơn giá bán niêm yết.

Khi bạn tham gia một giao dịch, bạn sẽ có một khoản lỗ nhỏ đầu tiên do chênh lệch giá, do đó bạn phải nằm giữ trạng thái đủ lâu để có thể vượt qua khoảng cách giá trước khi bắt đầu có lợi nhuận.