Fapturbo 2 Review

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Phân tích cơ bản : Sức mạnh của nền kinh tế phản ánh giá trị của đồng tiền

Các nền kinh tế mạnh thường có các đồng tiền mạnh. Hai khái niệm này thường song hành gắn kết với nhau. Khi một nền kinh tế đang vận hành tốt có nghĩa là các doanh nghiệp đang tạo ra lợi nhuận, phần lớn lực lượng lao động được tuyển dụng và lãi suất ngân hàng tăng.

Như những gì chúng ta đã biết từ phần trước rằng lãi suất cơ bản là chỉ số dự đoán giá trị đồng tiền của một quốc gia và các ngân hàng trung ương trên thế giới đều quyết định lãi suất dựa trên điều kiện của nền kinh tế. Các ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất cơ bản khi chỉ số giá tiêu dùng và chỉ số giá sản xuất tăng nhanh làm gia tăng lạm phát.

Nền kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn tới lạm phát. Nền kinh tế càng tăng trưởng, nhu cầu về lao động càng tăng. Khi nhu cầu về lao động tăng, tiền lương trả cho lao động cũng tăng theo. Khi người lao động càng có nhiều tiền thì họ cũng sẽ chi tiêu nhiều hơn vào các cửa hàng bán lẻ, xe cộ và nhà cửa. Khi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng, giá cả của chúng sẽ tăng và dẫn đến lạm phát.

Một cách tự nhiên nếu các ngân hàng trung ương theo dõi các chỉ số lạm phát như CPI và PPI để đưa ra các quyết định thì họ cũng sẽ quan sát các chỉ số đo lường sức mạnh của nền kinh tế trong quá trình đưa ra các quyết định.

Dưới đây là những chỉ số kinh tế cơ bản được sử dụng để đo lường sức mạnh của một nền kinh tế.

Tổng sản lượng quốc nội ( GDP)
Tổng sản lượng quốc nội được đo lường bằng tổng các hoạt động của nền kinh tế và được báo cáo hàng quý. Khi các chỉ số đo lường sức mạnh của nền kinh tế tăng sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của GDP.
GDP đại diện cho tổng giá trị sản xuất của một quốc gia trong một giai đoạn và bao gồm các hoạt động tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nội địa của các cá nhân, tổ chức, người nước ngoài và chính phủ.

Bảng lương
Bảng lương thể hiện tổng số người được trả lương bởi các tổ chức thuộc khu vực chính phủ và các tổ chức phi nông nghiệp. Bảng lương thay đổi hàng tháng phản ánh số lượng thực công việc mới được tạo ra hoặc mất đi trong tháng và sự thay đổi này bị tác động bởi các chỉ số hoạt động kinh tế quan trọng.
Bảng lương là một trong những chỉ số quan trọng hàng tháng của tổng hoạt động kinh tế bởi nó chứa đựng mọi khu vực quan trọng của nền kinh tế. Nó cũng hữu dụng để khảo sát các khuynh hướng tạo việc làm trong vài nhóm công nghiệp bởi những thông tin tổng hợp có thể che đậy những sự chênh lêch quan trọng phía dưới các khuynh hướng công nghiệp.
Một lượng lớn gia tăng trong bảng lương được đánh giá như là dấu hiệu của một nền kinh tế hoạt động mạnh mẽ. Nó có thể sẽ dẫn đến một lãi suất cao hơn hỗ trợ cho sự tăng giá của đồng tiền trong thời gian ngắn. Tuy nhiên sức ép về lạm phát cũng sẽ gia tăng và ảnh hưởng tới niềm tin của đồng tiền trong dài hạn.

Số đơn đặt hàng hóa lâu bền
Tổng số đơn đặt hàng hóa lâu bền đo lường tổng số đơn đặt hàng mới tới các nhà sản xuất trong nước để giao hàng ngay và giao sau. Sự thay đổi trong tháng phản ánh tỉ lệ thay đổi trong các đơn đặt hàng.
Đơn đặt hàng hóa lâu bền là chỉ số quan trọng của khu vực sản xuất bởi phần lớn sản xuất công nghiệp hoạt động trên các đơn đặt hàng. Tổng số đơn đặt hàng lâu bền không bao gồm các đơn đặt hàng cho quốc phòng và giao thông bởi chúng biến động nhiều hơn phần còn lại và có thể che dấu nhiều điều quan trọng trong đó.
Đơn đăt hàng hóa lâu bền được đo lường trong thời hạn binh thường vì thế nó có các tác động của lạm phát, Vì thế đơn đặt hàng hóa lâu bền nên được so sánh với tỷ lệ gia tăng trong PPI để có được tỷ lệ thực được điều chỉnh bởi lạm phát.
Việc gia tăng đơn đặt hàng hóa lâu bền có sự liên kết tới hoạt động manh mẽ hơn của nền kinh tế và vì thế có thể dẫn đến mức lãi suất cao hơn trong ngắn hạn thường hỗ trợ đồng tiền ít nhất trong ngắn hạn.

Bán lẻ
Doanh số bán lẻ đo lường tổng số hóa đơn của các cửa hàng bán lẻ. Phần trăm thay đổi hàng tháng phản ánh tỷ lệ thay đổi của các mua bán và là chỉ số đo lường tiêu dùng của khách hàng.
Doanh số bán lẻ là chỉ số chính của tiêu dùng khách hàng bởi nó chiếm gần một nửa tổng chi tiêu của khách hàng và xấp xỉ một phần ba tổng hoạt động của nền kinh tế.
Thông thường doanh số bán lẻ không bao gồm doanh số bán hàng của ngành ô tô bởi chúng biến động nhiều hơn phần còn lại của các hàng hóa bán lẻ khác.
Doanh số bán lẻ được đo lường trong thời hạn bình thường vì thế nó có những tác động của lạm phát. Việc gia tăng doanh số bán lẻ thường có liên kết với một nền kinh tế mạnh và vì thế một tyy lệ lãi suất cao trong ngắn hạn thường hỗ trợ đồng tiền ít nhất trong ngắn hạn