Fapturbo 2 Review

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

L/C trả ngay có/không có xác nhận


Đặc điểm
- Phương thức này qui định việc thanh toán được thực hiện ngay khi chứng từ được chuyển tới ngân hàng phát hành L/C.
- Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu, còn ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán đối với người xuất khẩu.
Trình tự giao dịch điển hình
- Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp đồng.
- Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở L/C.
- Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).
- Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác nhận) cho người thụ hưởng.
- Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới ngân hàng thông báo/xác nhận.
- Ngân hàng thông báo/xác nhận tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.
- Trình tự chi tiết các bước giao dịch đối với L/C trả ngay có/không xác nhận.
Lợi thế
- Người xuất khẩu nhận được tiền ngay khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành.
- Người nhập khẩu chỉ có nghĩa vụ thanh toán tiền khi chứng từ đã được gửi đến ngân hàng phát hành.
- Sử dụng L/C xác nhận đảm bảo an toàn tối đa cho người xuất khẩu vì rủi ro tín dụng được giảm thiểu. Ví dụ: Techcombank chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu.
- Đối với L/C có xác nhận thì thông thường người xuất khẩu được thanh toán ngay khi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ.
- Rủi ro liên quan đến việc phát chuyển thư từ qua đường bưu điện được hạn chế bớt vì khi ngân hàng xác nhận chấp nhận chứng từ thì coi như người xuất khẩu đã hoàn tất trách nhiệm của mình.
- Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không mất phí xác nhận.
Techcombank và dịch vụ thanh toán quốc tế
- Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Techcombank.
- Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán.
- Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01 ngày. Phát hành trực tiếp đến 8427 chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trên thế giới.
- Uy tín cao của Techcombank trong thanh toán quốc tế được các ngân hàng toàn cầu thông báo và xác nhận như Citibank, HSBC, ABN AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard Chartered Bank, Fortis Bank, Natexis Banque Populaire, Credit Suisse…
- Với tỷ lệ điện chuẩn trên 99 % cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế, Techcombank đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu - SWIFT.
- Techcombank là một trong 5 ngân hàng đầu tiên trên thế giới ký kết và thực hiện hợp đồng hỗ trợ DN xuất khẩu với ADB. Ký kết này cho phép khách hàng của Techcombank được ADB bảo lãnh thanh toán và vay vốn với lãi suất ưu đãi.
- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ.
Sản phẩm/dịch vụ đi kèm và thay thế của Techcombank
- Tài khoản, ngoại hối
- Tín dụng xuất nhập khẩu, chiết khấu L/C
- Bảo lãnh
- L/C trả chậm có/không xác nhận, chuyển tiền quốc tế, nhờ thu
Đề xuất sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Chọn dịch vụ này cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Yêu cầu của Ngân hàng
- Hồ sơ L/C trả ngay có/không xác nhận

Nguồn: ADB